Mỹ là cường quốc có thể nói là dẫn đầu trong mọi lĩnh vực. Thể thao Mỹ cũng là một trong số đó. Điều này được chứng tỏ khi đội bơi Mỹ đã về nhất tại Olympic 2020 và giành về tấm huy chương vàng thứ 15 liên tiếp ở nội dung 4x100m tiếp sức hỗn hợp nam. Như vậy, nói rằng Mỹ tiếp tục thống trị bơi lội tại Olympic 2020 là hoàn toàn chính xác. Mời bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Mỹ vẫn thống trị 4x100m tiếp sức hỗn hợp nam Olympic
Đội bơi Mỹ giành HC vàng thứ 15 liên tiếp ở nội dung 4x100m tiếp sức hỗn hợp nam. Khi về nhất tại Olympic 2020 sáng 1/8. Mỹ bắt đầu tham dự nội dung này từ Olympic 1960. Và luôn chiến thắng kể từ đó. Olympic 1980 tại Nga, họ tẩy chay nên không tham dự. Trên đường bơi sáng 1/8, các kình ngư Mỹ về nhất với 3 phút 26 giây 78. Thông số này không chỉ mang về HC vàng. Mà còn phá kỷ lục thế giới do chính đội bơi tiếp sức nam Mỹ lập tại Rome năm 2009, với 1,50 giây nhanh hơn.
Mỹ chỉ đứng thứ bảy tại vòng loại. Tuy nhiên, khi thay cả bốn VĐV ở chung kết, họ trình diễn khác hẳn. Ryan Murphy giúp Mỹ vượt lên dẫn đầu sau 100m bơi ngửa. Sang loạt bơi thứ hai, Michael Andrew chỉ về thứ hai ở nội dung bơi ếch. Tuy nhiên, Dressel Caeleb. Kình ngư mới giành HC vàng nội dung 50m tự do trước đó ít phút. Nhanh chóng chiếm lại vị trí dẫn đầu cho Mỹ trong loạt bơi bướm. Đến lượt bơi thứ tư, Zach Apple – VĐV chuyên bơi cuối ở các nội dung đồng đội – có lúc tụt xuống. Nhưng cuối cùng vẫn bứt tốc ngoạn mục, giúp Mỹ bảo vệ vị trí số một.
Tuyển Anh về nhì sau 3 phút 27 giây 51 – thành tích tốt nhất với một đội bơi châu Âu ở nội dung này. HC đồng thuộc về Italy với 2,39 giây chậm hơn Mỹ. Mỹ giành 30 huy chương – nhiều nhất ở môn bơi Olympic Tokyo. Trong đó có 11 HC vàng. Australia xếp thứ hai với tổng 20 huy chương. Kình ngư Caeleb cũng là người đoạt nhiều HC vàng tại giải năm nay (5 huy chương). Nhiều hơn một so với nữ VĐV Emma McKeon của Australia.
VĐV bơi Australia lập 2 kỷ lục Olympic trong 40 phút
Emma McKeon giành HC vàng 50m tự do và 4x100m tiếp sức hỗn hợp nữ tại Olympic Tokyo 2020 sáng 1/8. McKeon thi chung kết 50m tự do lúc 8h37 (giờ Hà Nội). Cô giành HC vàng, đồng thời phá kỷ lục Olympic với thành tích 23 giây 81. Trước đó ở vòng loại, kình ngư người Australia cũng phá kỷ lục Olympic. Khi hoàn thành 50m bơi tự do sau đúng 24 giây.
38 phút sau khi hoàn thành 50m tự do, McKeon lại xuống nước. Cô là kình ngư bơi đầu tiên cho đội Australia ở nội dung 4x100m tiếp sức hỗn hợp. Cô hoàn thành 100m sau 58 giây 01, đứng thứ hai – kém Kylie Mase của Canada 0,11 giây.
Tới lượt bơi của VĐV thứ tư, Australia xếp thứ hai sau Mỹ. Nhưng màn bứt tốc xuất sắc của Cate Campbell ở 50 m cuối giúp họ giành HC vàng với thời gian 3 phút 51 giây 60. Nhanh hơn đội về nhì Mỹ 0,13 giây. Australia đồng thời cũng phá luôn kỷ lục Olympic mà Mỹ đã lập ở London năm 2012 (3 phút 52 giây 05). Emma McKeon giành tổng cộng bảy huy chương tại Tokyo, trong đó có bốn HC vàng. Cô cũng trở thành kình ngư Australia giàu thành tích nhất tại Olympic với tổng cộng 11 huy chương.
J Schooling đi vào lịch sử’ tạo cú sốc lớn ở Olympic 2020
Trước khi nội dung 100m bơi bướm dành cho nam tại OLYMPIC 2020 diễn ra, Joseph Schooling được kỳ vọng sẽ mang về tấm huy chương cho Singapore. Trước đó tại kỳ Thế vận hội 2016 diễn ra ở Rio, J Schooling đã xuất sắc đánh bại huyền thoại Michael Phelps để giành tấm huy chương vàng. Không những thế J Schooling còn phá kỷ lục Olympic 50,58 giây mà Phelps xác lập tại Bắc Kinh năm 2008.
Tuy vậy, ở OLYMPIC 2020, vận động viên người Singapore không những không bảo vệ được tấm huy chương vàng của mình mà thậm chí anh không vượt qua được vòng loại, đứng thứ 8/8 ở lượt bơi của mình. Điều này khiến không ít người ngỡ ngàng khi trước đó, huyền thoại bơi lội Michael Phelps từng tin tưởng rằng anh sẽ tiếp tục giành huy chương vàng ở kỳ Thế vận hội lần này.